Lượt xem: 340

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng: Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội

Trong những năm qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đã triển khai thực hiện hiệu quả vai trò giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

 


Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội nghị đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (Sửa đổi). Ảnh: Khả Tú

 

    Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng quan trọng của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện theo Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị. Mặc dù là một hoạt động mới, một lĩnh vực công tác chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng trong những năm qua, MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả vai trò giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh.

    Nhận thức đúng tầm quan trọng của giám sát và phản biện xã hội, thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Sóc Trăng đã phát huy vai trò, thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với tổ chức Đảng và cơ quan chính quyền. Hằng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp giám sát, xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát và tổ chức thực hiện hiệu quả với các hình thức giám sát theo quy định của pháp luật, lựa chọn các nội dung giám sát phản biện xã hội gắn với các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương. Trong quá trình triển khai thực hiện, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội đã bám sát kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương và tỉnh, đồng thời có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương.

    Tính từ năm 2022 đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức 174 cuộc giám sát với các nội dung như: Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở; thực hiện Quy định số 124-QĐ/TW, ngày 2/2/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025; kiểm tra, giám sát toàn diện công tác Mặt trận và công tác phòng, chống COVID-19. Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng còn tham gia hoạt động giám sát cùng với Thường trực HĐND và các ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Nội chính Tỉnh ủy và Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; tham gia với các ngành Tư pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tình hình thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, thi hành pháp luật về chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 năm 2022.

    Song song đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tổ chức hơn 40 hội nghị phản biện xã hội đối với Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; phản biện dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng một số loại phí, lệ phí; phản biện Dự thảo Tờ trình và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về Đặt tên đường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; phản biện dự thảo Nghị quyết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng còn tham gia đóng góp ý kiến 186 dự thảo luật chuẩn bị trình kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV và các dự thảo nghị định, thông tư của cấp trên; nghị quyết, kế hoạch, quyết định, báo cáo của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các sở, ban, ngành tỉnh về các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

    Phát huy những kết quả đạt được, để thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội trong thời gian tới, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục đề xuất những chủ trương, chính sách phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Từ đó phân tích, làm rõ những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn, góp phần làm tốt vai trò phản biện xã hội một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa MTTQ và các đoàn thể với cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong việc cung cấp thông tin, đảm bảo thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội theo đúng các quy định hướng dẫn.

Khả Tú



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 79
  • Hôm nay: 5569
  • Trong tuần: 76,276
  • Tất cả: 11,799,596